Chuyên mục: Kỹ thuật âm thanh nhà yến

Lộc Bụt chia sẻ kiến thức về xây dựng vận hành nhà yế miễn phí và các vấn đề liên quan đến nhãn #Kỹ thuật âm thanh nhà yến
Showing posts with label Kỹ thuật âm thanh nhà yến. Show all posts
Showing posts with label Kỹ thuật âm thanh nhà yến. Show all posts

Bản đồ cơ bản nhất trong việc thiết kế loa và sử dụng âm trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Sơ đồ bố trí loa theo từng loại âm khác nhau.
Sơ đồ bố trí loa theo từng loại âm khác nhau.

 Hôm nay tình cờ thấy một hình ảnh về cách dùng âm trong nhà yến nên cũng viết bài chia sẻ cho những anh chị nào đang quan tâm đến nghề dẫn dụ nuôi chim yến tham khảo.

Hiện nay chúng ta luôn nghe nói nhà yến thường có 3 âm chính là âm ngoài, âm dẫn và âm ru (theo thứ tự trong hình là 1, 2, 3). Thông tin cơ bản là vậy nhưng tùy theo kinh nghiệm và các dùng âm của từng người mà có thể dùng 1 âm cho cả nhà yến, dùng 2 âm, 3 âm, thậm trí 4,5 âm cho nhà yến).

Tuy nhiên khi thiết kế hệ thống âm thanh cho nhà yến chúng ta nên thiết kế ít nhất 3 hệ thống âm thanh để dùng cho 3 âm thanh ngoài dẫn ru (để tiện cho quá trình dùng âm sau này, ví dụ bạn ưa thích dùng 1 âm cho cả nhà yến, bạn thiết kế có một hệ thống âm thanh duy nhất, đến mai này hứng lên bạn muốn đi thử 3 âm vậy bạn phải đi thêm dây rất phiền phức và khó khăn khi nhà yến đã đi vào hoạt động). Vì vậy khi thiết kế hệ thống âm thanh trong nhà yến thì thiết kế ngay từ đầu ít nhất 3 hệ thống âm thanh ngoài dẫn và ru (có thể nhiều hơn càng tốt nhé).

Xin nhắc lại đây chỉ là thông tin cơ bản trong sơ đồ bố trí và sử dụng âm thanh trong nhà yến, tùy kinh nghiệm và cách bố của từng người mà tùy biến thêm.

  1. Nhìn vào hình ảnh bên trên bạn có thể thấy âm thanh ngoài được thiết kế từ miệng hang trở ra (có thể đi âm thanh ngoài cho loa miệng hang và loa chùm phóng bên ngoài nhà yến).
  2. Âm thanh dẫn (hệ thống loa dẫn sẽ được bố trí từ phòng lượn, lỗ vào phòng ở của chim yến, bên trong phòng ở của chim yến.
  3. Âm thanh ru bố trí bên trong phòng ở của chim yến (phòng làm tổ), hệ thống loa ru cần nhiều và gắn trên thanh làm tổ để thu hút được nhiều chim yến.

 


Có thể bạn quan tâm

Diy amply walet - Hướng dẫn tự chế một amply mini giá rẻ

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Hướng dẫn tự chế amply mini giá rẻ - DIY amply walet.
Hướng dẫn tự chế amply mini giá rẻ - DIY amply walet.

Có rất nhiều anh chị tò mò cách tự lắp một amply mini kết nối bluetooth, phát âm thanh qua usb (có thể dùng cho nhà yến được luôn) giá rẻ dùng để nghe nhạc hoặc làm amply walet.

Hôm nay ở nhà rảnh và có mua được ít linh kiện amply về chế cháo cho vui.

Anh chị nào quan tâm thì có thể xem và tham khảo nhé.

Linh kiện này Lộc Bụt mua trên shopee với mức giá rất rẻ (lắp xong bộ loa nghe nhạc, phát âm thanh chim yến này chưa đến 200K).

1. Mạch khuếch đại âm thanh class D (hiệu suất cao) 2 cổng phát âm thanh. (ai quan tâm có thể click tại đây).

2. Mạch giải mã âm thanh bluetooth, usb, micro sd (ai quan tâm xem tại đây). (nếu muốn dùng cho amply nhà yến nên chọn mạch không có bluetooth, không có câu chào khi bật nguồn).

(Mạch dùng nguồn 12v, 5a là tốt nhất).

Lắp ráp rất đơn giản theo module, anh chị có thể xem video bên dưới để tham khảo.


Có thể bạn quan tâm

Sơ đồ đơn giản đi dây hệ thống loa ngoài, dẫn và ru cho nhà yến nhỏ.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

Hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị cách đi đây loa cho hệ thống loa ru, loa dẫn và loa ngoài đơn giản cho nhà yến nhỏ.

Như chúng ta đã biết một nhà yến dù to hay nhỏ thì cũng có một hệ thống âm thanh gồm 4 thứ sau:

  • Hệ thống loa ru.
  • Hệ thống loa dẫn.
  • Hệ thống loa miệng lỗ.
  • Hệ thống loa chùm, phóng bên ngoài nhà yến. 

Hôm nay, Lộc Bụt xin mạo muội chia sẻ đến anh chị một hệ thống âm thanh nhà yến bao gồm miệng lỗ, dẫn, ru đơn giản nhất có thể cho một nhà yến nhỏ.

1. Sơ đồ hệ thống loa ru bên trong nhà yến.

Sơ đồ hệ thống loa ru đơn giản bên trong nhà yến.
Sơ đồ hệ thống loa ru đơn giản bên trong nhà yến.

Trong nhà yến thì có rất nhiều loa ru ít nhất cũng là 1m2 một loa ru. 

Amply thì luôn có hai kênh trái và phải, chúng ta khi đi dây loa nên bố trí đều cho 2 kênh trái và phải, để phát huy tối đa hiệu quả của âm thanh. 

Anh chị có thể xem sơ đồ trên để hiểu rỏ hơn về cách bố trí và đi dây loa cho. 

2. Sơ đồ đi dây loa dẫn và miệng lỗ nhà yến.

Với cách tận dụng hệ thống âm thanh stereo 2 kênh trái và phải, anh chị có thể phát cùng lúc 2 âm thanh ngoài và dẫn trên cùng 1 amply (áp dụng cho nhà yến nhỏ và tiết kiệm chi phí).

Khi thiết kế theo kiểu này thì chỉ cần 2 amply mà có thể chạy được 3 âm ngoài, dẫn và ru. (Tuy nhiên, yêu cầu phải có chút kiếm thức về edit âm thanh stereo).

Còn nếu không thì vẫn dùng hệ thống 3 amply như bình thường.

Sơ đồ đi dây hệ thống loa miệng lỗ và dẫn đơn giản cho nhà yến nhỏ.
Sơ đồ đi dây hệ thống loa miệng lỗ và dẫn đơn giản cho nhà yến nhỏ.

Một số lưu ý:

- Khi đi loa dẫn là loa dẫn được bố trí đến cuối nhà yến để tăng khả năng dẫn dụ chim yến vào sâu bên trong nhà yến. 

- Đây chỉ là sơ đồ đi dây cực kỳ đơn giản cho nhà yến, dựa vào đây và các bố trí nhà yến của bạn mà thiết kế nên một hệ thống đi dây loa cho hoàn chỉnh.

Chúc các chủ nhà yến thành công.

Có thể bạn quan tâm

Bạn nuôi yến lâu năm nhưng chưa chắc bạn đã làm điều này.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Nối mass amply nhà yến.
Nối mass amply nhà yến.

Dàn âm thanh nhà yến được xem là linh hồn của ngôi nhà yến, một hệ thống âm thanh tốt sẽ dẫn dụ được chim yến vào nhà tham quan và ở lại.

Tuy nhiên có rất nhiều chủ nhà yến không quan tâm đến một điều cho hệ thống amply nhà yến, đó chính là nối mass cho amply ngay từ khi phát âm thanh nhà yến.

Nếu chủ nhà yến ý thức điều này ngay từ đầu thì sẽ có những tính toán khi xây dựng nhà yến. Cụ thể là việc đóng cọc bằng sắt hoặc đồng sâu xuống đất khoảng 1m và để đây chờ sẵn.

Vậy khi nào bạn nên tiếp mass cho amply nhà yến.

- Theo Lộc Bụt là khi lắp hệ thống amply nhà yến là nên tiếp mass luôn (nếu amply đã có jack tiếp mass thì quá tốt, còn những amply chưa có thì chúng ta có thể bắt vào ốc sườn amply.

- Với một chiếc amply khi bạn vô tình chạm phải các cạnh trên vỏ máy kim loại. Bạn cảm thấy “tê tê” bởi chiếc amply đã bị rò điện. Mặc dù chưa đến mức độ gì “to tát” nhưng chúng ta cũng cần đề phòng và giải quyết để đảm bảo được an toàn tuyệt đối. Đây là lúc chúng ta cần phải nối tiếp đất cho chiếc amply của mình.

- Khi các bạn cảm thấy tín hiệu bị nhiễu, có tiếng ù xì rõ, gây khó chịu và làm cho chất lượng âm thanh giảm sút thì các bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để giảm thiểu tình trạng đó, giúp cho âm thanh tiếng chim yến tốt hơn.

Cách nối đất, tiếp mass cho amply 

Như đã nói ở trên, phần lớn những chiếc amply nhà yến có vỏ bằng kim loại đều có con vít để người dùng đấu dây nối đất và thường nằm ở mặt sau của amply. 

Bạn chỉ cần một đoạn dây điện nối vào amply sườn amply và một đầu khác nối vào cọc tiếp đất.

Nếu bạn không có cọc tiếp đất thì có thể dùng 1 thanh sắt hoặc một cây đinh dài dóng vào góc tường hoặc nền nhà yến.

Chúc các anh chị thành công.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách mắc loa phóng, loa dẫn miệng lỗ nhà yến đúng kỹ thuật.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Hướng dẫn cách mắc loa phóng đúng kỹ thuật.
Hướng dẫn cách mắc loa phóng đúng kỹ thuật.

Xin chào mọi người, hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị cách mắc loa dẫn, loa phóng và loa miệng lỗ đúng kỹ thuật tránh cháy, nóng và giảm tuổi thọ của amply nhà yến.

Vẫn là chủ để mà Lộc Bụt chia sẻ hoài là cách mắc song song và nối tiếp với những loại loa có cuộn dây (có điện trở).

Mắc song song thì làm giảm điện trở 

Mắc nối tiếp thì tăng điện trở.

Cái điều ở đây là chúng ta mắc loa nhà yến làm sao mức điện trở toàn đường dây nằm trong khoảng từ 4 đến 16 ôm.

(Nếu thấy video bên dưới hay thì nhớ cho Lộc Bụt một like một đăng ký nhé - nếu không xem được video thì click vào đây).



Có thể bạn quan tâm

Có nên sử dụng âm sos trong nghề dẫn dụ và nuôi chim yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Xin chào mọi người, hôm nay tình cờ thấy trên Hội có một đoạn video quay một nhà yến chim chơi rất nhiều, chim quần tụ khá đông nhưng cái kỳ lạ ở đây là âm nhà yến này đang sử dụng (nguồn video mình trích trên facebook nhé).

Âm sos trong nhà yến.
Âm sos trong nhà yến.

 

Những người đã nuôi yến chắc chắn không còn quá xa lạ với âm cầu cứu, âm cưỡng bức hay âm sos. Âm thanh này được chim yến phát ra khi chứng gặp nguy hiểm, cảnh báo nguy hiểm hay có kẻ săn mồi. Nếu anh chị xem mấy video về giải cứu chim yến anh chị rất hay nghe những âm thanh này.

Việc có nên sử dụng âm thanh này trong dẫn dụ nuôi chim yến hay không thì vẫn chưa có một kết luận cụ thể (có người nói pha trộn một ít âm này trong âm dẫn dụ chim yến có hiệu quả có người nói không). Nhưng những người có kinh nghiệm trong nghề nuôi chim yến khuyên rằng không nên dùng âm sos (100%) cho nhà yến vì khi sử dụng âm này trong quá trình vận hành nhà yến, thì chim sẽ bay đi mất hoặc trành xa nhà yến đó do chúng nghĩ rằng nơi đó nguy hiểm.

Những điều Lộc Bụt nói ở trên chỉ là nghe nói tới thôi, chứ cũng không giám thử xem âm sos dùng trong nhà yến có tốt không và chắc cũng chẳng ai giám mạo hiểm đánh đổi cả gia sản của mình để dùng âm sos.

Theo quan điểm cả nhân của Lộc Bụt thì không nên sử dụng âm sos 100% trong dẫn dụ và nuôi chim yến (vì nó là âm cầu cứu, âm cưởng bức) nó có ảnh hưởng không hề nhỏ đến nhà yến của bạn (như những người đi trước chia sẻ lại).

Trong video trên thì Lộc Bụt thấy gia chủ rất vui mừng khi dùng âm này, chim yến về rất nhiều (cảm giác rất vui). Không biết là gia chủ vui mừng thật hay chỉ dùng âm kéo chim kheo chim chơi thôi. 

Nhân đây Lộc Bụt cũng xin nói thêm một số điều thế này:

+ Khi dùng âm sos chim yến nghe thây là bay đến ngay (nó thường bay cao hơn nguồn phát ra âm thanh, chúng bay theo dạng vòng tròn bên trên nguồn phát âm và kêu nhau éo éo).

+ Chim yến sẽ quần đàn trong một khoảng thời gian rồi bay đi mất.

+ Âm Sos dùng trong việc khảo sát trữ lượng chim yến (mục đích chính của âm này).

(Trên đây chỉ là những chia sẻ mang tính chất cá nhân của Lộc Bụt, anh chị có đóng góp ý kiến xin comment bên dưới bài viết nhé).

 



Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn khắc phục Amply nhà yến nhảy rơ le tạch tạch không phát âm thanh.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,

 

Khắc phục lỗi amply nhảy rơ le tạch tách
Khắc phục lỗi amply nhảy rơ le tạch tách

Xin chào các anh chị, chúc anh chị một ngày làm việc thành công.

Hôm nay có một anh hỏi Lộc Bụt thế này "anh mới đi sửa cái amply nhà yến về, anh gắm dâu đúng như hồi trước nhưng khi bật amply là nghe tiếng tạch tách không phát ra âm thanh".

Thì nhân tiện đây Lộc Bụt cũng xin trả lời luôn cho những anh chị nào lần sau có gặp phải thì biết cách khắc phục.

Nguyên nhân amply của anh chị bị cháy phải đi sửa là do điện trở đường dây quá thấp gây nóng và cháy amply (nguyên nhân là mắc song song quá nhiều loa có cuộn dây hoặc loa thạch anh, đường dây) trong nhà yến bị chạm(vì vậy lộc bụt đã viết rất nhiều bài viết về cái điện trở amply và cách mắc loa, anh chị nào chưa biết thì có thể xem thông tin tại: cách mắc loa nhà yến không cháy amply). Lộc Bụt đã có rất nhiều bài và có hướng dẫn chi tiết trên website và kênh youtube Lộc Bụt rồi, nên anh chị có thể search thông tin trên google với cú pháp: "Cách mắc loa nhà yến Lộc Bụt" để tham khảo, em xin phép không nói lại và không giải thích nhé.

Hoặc tham khảo chuỗi bài viết hướng dẫn chi tiết miễn phí về  "kỹ thuật xây dựng nhà yến Lộc Bụt". 

Hoặc tham khảo chuỗi bài viết "những vấn đề gặp phải khi vận hành nhà yến lộc bụt".

Sau khi sửa amply về lắp đúng như vậy là cứ nghe tiếng tạch tạch hoặc là vặn volume to một tí là amply ngắt không phát tiếng (nguyên nhân chính là nguyên nhân ở trên gây), điện trở đường dây quá thấp làm cho role amply ngắt. Điện trở của amply nhà yến chỉ hỗ trợ từ 4 ôm đến 16 ôm, dưới ngưỡng 6 ôm rất dễ gây chập cháy amply.

Vì vậy nhà anh chị xảy ra hiện tượng này thì nên xem lại đường dây và kỹ thuật mắc loa nhà yến.

Nếu anh chị là chủ nhà yến thì nên mua một cái máy đo mà dùng "Máy đo điện đa năng giá rẻ bèo trên shopee tại đây".

Sau đó đo điện trở của đường dây nếu phát hiện đường dây nào có điện trở dưới 4 ôm thì phải kiểm tra xem xét, những nguyên nhân chính để tìm cho nhanh là:

1. Đường dây bị trạm.

2. Loa thạch anh hoặc loa coil bị chạm cháy.

3. Mắc song song quá nhiều loa có cuộn dây.

Chỉ cần kiểm tra 3 lý do đó là anh chị đã khắc phục được lỗi amply bị kêu tạch tạch hoặc quá nóng.

Chúc anh chị thành công.

Có thể bạn quan tâm

Cách đi dây loa ru từ amply đến loa ru khi xây dựng nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Cách đi đây loa ru từ amply đến loa trong nhà yến.
Cách đi đây loa ru từ amply đến loa trong nhà yến.
Xin chào mọi người, lại là Lộc Bụt đây.

Tiếp tục với chuỗi bài viết và video hướng dẫn kiến thức cá nhân về nghề nuôi chim yến, hôm nay Lộc Bụt xin chia sẻ đến anh chị "cách đi dây loa ru từ amply đến loa bên trong nhà yến".

Nhưng trước khi đi vào bài viết nếu anh chị nào chưa xem cách bố trí loa ru trong nhà yến thì có thể xem lại bài viết "Cách bố trí loa ru khi xây dựng nhà yến của Lộc Bụt" và những kiến thức về "Kỹ thuật xây dựng nhà yến".

Như từ trước đến nay Lộc Bụt vẫn hay trình bày là loa nhà yến chỉ có 2 loại chính là loa có điện trở thông thường là 8 ôm (loại loa này không dùng cho loa ru nhà yến vì mắc nối rất phức tạp, nếu không tính toán kỹ có thể cháy hệ thống âm thanh) và loa diện trở vô cùng (loa thạch anh - loa này được đa số các nhà yến sử dụng làm loa ru vì mắc rất dễ dàng, có đấu sai cực vẫn không nguy hại đến hệ thống âm thanh).

Đa số các kỹ thuật xây dựng nhà yến hiện nay sử dụng cách mắc song song khi mắc loa khi trong nhà yến, có nghĩa là cứ nối đầu dương của loa với đường đây chính và nối âm của loa với đường âm của đường dây chính, nếu nhà yến lớn thì có thể phân nhánh (nhưng lưu ý đầu cuối và đầu đầu của dây phải về cực dương của amply để gia tăng khả năng phát âm thanh và giảm bớt suy hao tín hiệu).

Để giúp anh chị hiểu hơn về cách đi đây từ loa đến amply khi mắc loa ru trong nhà yến anh chị có thể xem thêm video bên dưới.


Có thể bạn quan tâm

Cách tự lắp đặt tính toán hệ thống âm thanh nhà yến

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà yến mới xây.
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà yến mới xây.
Tiếp tục chia sẽ nội dung trong chuyên để nông nghiệp và phát triển nông thôn về nghề nuôi chim yến.

Hôm nay chia sẽ tiếp nội dung cách bố trí hệ thống loa chùm, loa phòng, loa miệng lỗ, loa dẫnloa ru cho nhà yến (dành cho người muốn tìm hiểu và tự làm nhà yến).

+ Vị trí đặt loa lục giác, loa phóng: Nên gắn nhiều loại loa để phát ra nhiều tiếng phụ vì mỗi loa có một thế mạnh về tần số khác nhau do đó sẽ phát ra âm khác trong cùng một file âm thanh. Loa phóng và loa lục giác nên đặt sao cho khoảng cách từ đỉnh của loa lục giác đến mái phòng lượn chỉ tối đa từ 60 – 70 cm và đặt ngay trước lỗ gọi. (Để thực hiện đúng chỉ thị của luật chăn nuôi, nên hạm chế sử dụng loa phóng và đảm bảo cường độ âm thanh khi phát loa nhất là khu vực dân cư).

+ Bố trí loa dẫn: Loa miệng lỗloa dẫn không nên đặt quá thấp (một tiêu chuẩn là cao hơn các tán cây xung quanh, nếu có điều kiện thì nên xây chuồng cu ít nhất là 9 m tính từ vị trí đặt loa đến mặt đất. Âm thanh phát ở tầm thấp mặc dù mở nhỏ cũng gây khó chịu và chim cũng rất nhát nếu trong khu dân cư đông người qua lại, dẫn đến việc dụ chim ít hiệu quả hơn).

Loa dẫn dụ phải đảm bảo còn hoạt động tốt để không gây méo tiếng tránh phát ra tiếng kêu khó chịu gây cho chim hoảng sợ.

Loa dẫn nên đặt sát vách từ phòng lượn đến phòng VIP để chim men theo vách đó tạo sóng âm dội tường dễ tìm đường bay vào. Hướng loa dẫn phải phù hợp với hướng lỗ thu chim và vòng lượn của chim khi bay vào. Vị trí loa dẫn tốt nhất là ngang tầm bay của chim, để chim có thể nghe tốt nhất và tiếp tục theo âm thanh đó mà bay vào phòng VIP. Tùy theo thiết kế của phòng lượn mà đặt loa dẫn phù hợp với vòng lượn của chim (bên phải hoặc bên trái). 

Khi chim đã bay được từ phòng lượn đến cuối phòng VIP thì coi như đã dẫn âm thanh tốt rồi không nên thay đổi vị trí loa dẫn nữa, nếu có thay thì chỉ thay chất lượng loa tốt hơn và hay hơn.

Loa dẫn nên dẫn vào đến cuối phòng VIP nhưng phải chỉnh âm thanh phù hợp từ to đến nhỏ tính từ phòng lượn vào để tránh bị loạn âm với âm ru.

+ Bố trí loa ru:  Loa ru không nên đặt quá dày, quá nhiều, không nên mở quá to vì như thế dẫn đến âm thanh dội nhau làm chim mất phương hướng dẫn đến chim bay vào mà không muốn đậu, cứ bay tới rồi bay ra ngoài. Loa nên đặt đủ và đúng hướng, đảm bảo làm sao trong 1m2 có đủ 2 loa là chuẩn. Tuy nhiên, chất lượng loa đi kèm luôn là điều cốt lõi.

 Chúc bạn thành công với nghề xây dựng và dẫn dụ nuôi chim yến.


Có thể bạn quan tâm

Bí quyết trở thành chuyên gia mắc nhiều loa coil trong nhà yến.

thiet bi nha yen, thiet bi nha yen gia re, loa nha yen,
Kỹ thuật mắc nhiều loa trong nhà yến.
Kỹ thuật mắc nhiều loa trong nhà yến.
Việc mắc hệ thống loa coil đặc biệt là hệ thống loa phóng, loa chùm, loa miệng lỗ và loa dẫn cho nhà yến không phải là chuyện đơn giản nhé. Việc mắc loa không có tính toán, không có kiến thức thì sẽ mang đến những thiệt hại cho chính bạn (mắc một vài cái loa nó khác hoàn toàn với mắc nhiều cái loa coil).

Đối với những người đang cảm nghĩ mắc loa thế nào chẳng được, tao mắc cả chục cái loa trong nhà yến có sao đâu (thì bỏ qua bài viết này đi, đẳng cấp của anh chị quá cao).

Trong amply và loa đều có ghi mức trở tráng định mức (thông thường loa nhà yến có trở kháng 8 ôm, còn amply hỗ trợ loa từ 4 đến 16 ôm).

Dòng điện từ amply phát đến các loa là dòng điện xoay chiều, thay đổi liên tục. Trở kháng của loa cũng thay đổi liên tục không có định tùy vào âm thanh.

Những loa có trở kháng càng cao thì cách mắc nối sẽ dễ dàng hơn các loa có trở tráng thấp (nhất là các dòng loa 4 ôm).

Việc mắc loa coil bên trong nhà yến không có tính toán sẽ dẫn đến nóng amply, cháy amply, tụt áp amply.... Có rất nhiều chủ nhà yến dở khóc dở cười vì câu chuyện này, từ trước đến giờ anh chạy hệ thống loa amply bình thường, nhưng hôm nay lên thay cái loa bị cháy, vừa thay xong xuống bật amply, amply nó nóng ơi là nóng, anh sợ quá rút điện ngay (cái đó là còn may chưa cháy amply, để tý nữa là đi luôn cái amply).

Sau đây là mối liên hệ giữa trở kháng của loa, dòng tải và công suất amply.

Hạ thấp trở kháng loa -> tăng dòng -> tăng tải -> tăng công suất amply.
Tăng trở kháng loa -> giảm dòng -> giảm tải -> giảm công suất amply.

Nếu trở kháng của toàn bộ hệ thông 1oa càng ngày càng nhỏ đi thì công suất của amply càng ngày càng tăng lên đến một mức nào đó công suất của amply không còn đáp ứng đủ thì hệ thống cầu trì của amply sẽ đứt, amply sẽ cháy hoặc mạch bảo vệ amply sẽ ngắt. (điều này rất gần giống với trường hợp nhiều chủ nhà yến nói rằng khi mở nhỏ thì amply vẫn chạy bình thường nhưng mở to thêm một tí là amply tắt).

Việc mắc nối loa như thế nào để giử trở kháng ở trong mức cho phép là điều kiện tiên quyết.

Còn cách mắc loa như thế nào để đủ trở kháng thì Lộc Bụt đã có nhiều bài viết chia sẻ trong website https://www.locbut.com rồi.

Hoặc có thể tham khảo video này để hiểu rỏ hơn.


Chúc anh chị thành công và là chuyên gia lắp hệ thống vài chục loa coil không cháy amply cho nhà yến.

Có thể bạn quan tâm